Cần chính sách đột phá thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cơ khí

Đây là chủ đề được tập trung trao đổi, thảo luận tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam, tổ chức ngày 24/9, tại Hà Nội.

Ngành cơ khí trong nước mới đáp ứng hơn 30% nhu cầu

Ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, hiện nay, cả nước có khoảng gần 30.000 doanh nghiệp (DN) cơ khí, chiếm gần 30% tổng số DN công nghiệp chế biến chế tạo, với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh đạt gần 2 triệu tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng gần 1,5 triệu lao động (chiếm gần 16% tổng số lao động trong các DN ngành chế biến chế tạo).

Bên cạnh đó, trong nước đã có hệ thống các nhà máy cơ khí với đủ các quy mô lớn nhỏ. Tại một số địa phương, vùng kinh tế đã manh nha mô hình cụm ngành về ngành chế tạo (như khu phức hợp cơ khí Chu Lai – Quảng Nam…). Ngoài ra, ngành cơ khí cũng đã hình thành một số DN có tiềm năng phát triển ngang tầm khu vực như Tổng công ty TNHH MTV Cơ khí Quang Trung, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama, Tổng công ty Máy động lực và nông nghiệp Việt Nam…

Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ngành cơ khí Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, sản phẩm cơ khí Việt Nam chỉ có rất ít thương hiệu trong nước. Các DN cơ khí nội địa phổ biến là quy mô nhỏ, có năng lực cạnh tranh thấp. Chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành sản phẩm cao, tính cạnh tranh của sản phẩm kém, gần như chưa có sản phẩm công nghiệp chủ lực trong ngành cơ khí có đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập k

Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ số lượng DN đang hoạt động trong ngành cơ khí trên tổng số DN các ngành chế biến chế tạo khá cao (gần 30%), tuy nhiên tỷ lệ giá trị doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DN ngành cơ khí so với toàn ngành chế biến, chế tạo khá thấp và có xu hướng giảm qua các năm (hơn 18%). Điều này chứng minh hiệu quả đầu tư của toàn ngành cơ khí nhìn chung chưa cao, chưa thể hiện vai trò là nền tảng cho phát triển công nghiệp.Bên cạnh đó, theo ông Đào Phan Long – Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam, ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 32% so với mục tiêu đề ra phải đáp ứng được 45 – 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước đặt ra từ năm 2010.

Đặc biệt, trình độ cơ khí chế tạo (là trụ cột của sản xuất công nghiệp), đặc biệt là cơ khí chính xác còn lạc hậu so với nhiều nước từ 2 – 3 thế hệ. Các DN cơ khí của Việt Nam hầu hết chưa làm chủ được công nghệ nguồn, thiếu máy móc chuyên dụng phục vụ chuyên môn hóa sản xuất. Hàm lượng giá trị gia tăng nội địa tạo ra trong ngành cơ khí rất hạn chế…

Đồng bộ nhiều giải pháp

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của ngành cơ khí đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, Thủ tướng khẳng định, công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, ngành công nghiệp xương sống, trụ cột của nền kinh tế. Ngành cơ khí làm tốt cả về số lượng và chất lượng sẽ góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam tự cường trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng tái khẳng định những thành tựu của ngành cơ khí Việt Nam là đã hình thành được nhiều DN, nhà máy lớn, thậm chí có những máy móc của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước (ví dụ như máy ươm tơ…). Phần lớn DN trong ngành sau khi vượt qua những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng đã phát triển hưng thịnh…

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, bên cạnh những thành công, ngành cơ khí Việt Nam còn có nhiều hạn chế so với thế giới và khu vực. Chẳng hạn như, năng lực công nghệ, đổi mới còn hạn chế; chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành cao; ít DN đầu tàu, nhân lực còn thiếu cả về số lượng và chất lượng… Mặt khác, chính sách hỗ trợ cho tăng trưởng, phát triển ngành cơ khí còn thiếu và chưa đồng bộ, thiếu những chính sách đột phá cho phát triển…

Trước thực tế đó, để thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí phát triển nhanh, bền vững hơn trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị, trước hết, các bộ, ngành chức năng cần hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đủ mạnh, đặc biệt là chính sách nội địa hóa phải được thiết kế để tạo điều kiện cho ngành cơ khí Việt Nam phát triển.

Thứ hai, cần tạo dựng thị trường thúc đẩy các DN cơ khí phát triển, trong đó Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ” cho DN, chú trọng thúc đẩy DN cơ khí trong nước tham gia cung cấp phụ tùng, linh kiện cho các DN sản xuất lắp ráp cuối cùng. Cùng với đó, cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ DN trong nước tham gia nhiều hơn vào các công trình lớn của đất nước; nghiên cứu ban hành các quy định đấu thầu, nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho DN cơ khí nội địa phát triển phù hợp với quy định hiện hành và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, cần có chính sách hỗ trợ DN cơ khí trong nước tiếp cận thông tin, công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ như rôbôt, in 3D, công nghệ tự động hóa… nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và có bước đột phá trong sản xuất. Đồng thời, có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, đẩy mạnh sáng tạo thích ứng với tình hình mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *